Nghĩa vụ thuế của facebook và các trang mạng xã hội!

Nghĩa vụ thuế của facebook và các trang mạng xã hội được quy định như thế nào và trách nhiệm của các tổ chức có liên quan ra sao?. Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.


Câu hỏi 1: Dưới góc nhìn của Chuyên gia Luật, nếu cố tình không kê khai nộp thuế, các tổ chức, cá nhân nêu trên đã vi phạm pháp luật như thế nào?

Nghĩa vụ thuế của facebook và các trang mạng xã hội khác đã được quy định một cách rõ ràng và đầy đủ trong các văn bản pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, cơ chế thực thi còn nhiều chỗ khó khăn.

Theo quy định tại Điều 11, Nghị định 129/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính về thuếm thì hành vi “Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 (chín mươi) ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định …” sẽ bị “Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định”.

Trong trường hợp vi phạm từ lần thứ hai mà có hai tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần thứ ba có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ tư trở đi, thì có thể bị phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế trốn.

Về chế tại xử phạt hình sự đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ thuế của facebook, cần lưu ý một số nội dung cụ thể như sau: Bên cạnh chế tài hành chính, người vi phạm có thể chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 200, Bộ Luật Hình sự 2015. Cụ thể, Điều 200 quy định như sau: “Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

 a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật:.

 “Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”.

Đối với pháp nhân thương mại, thì có thể bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm, tùy thuộc vào mức độ và tính chất vi phạm.


Tìm hiểu thêm:

Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Xin cấp giấy chứng nhận lập cơ sở bán lẻ


Câu hỏi 2: Theo Luật sư, cơ quan thuế cần phải làm gì để thu được thuế của các tổ chức, cá nhân nêu trên và cần sự vào cuộc của ngành chức năng nào?

Đối với nghĩa vụ thuế của Facebook và các mạng xã hội khác, cản thân cơ quan thuế khó có thể hành động một mình nếu muốn tìm những giải pháp triệt để trong việc thu thuế các trang mạng xã hội như vậy. Do đó, cần có sự phối hợp với các cơ quan hữu trách khác nhằm tăng cường các hoạt động quản lý hoạt động và quản lý thuế.

Khoản 3, Điều 26, Luật An Ninh Mạng có quy định Doanh nghiệp ngoài nước có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra thì phải thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam. Nếu cơ quan thuế phối hợp với các cơ quan hữu trách khác để yêu cầu các chủ sở hữu mạng xã hội thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt nam để từ đó, áp dụng các biện pháp quản lý theo quy định thì sẽ thuận lợi hơn.

Bên cạnh đó, việc quản lý thuế đối với các nguồn thu nhập tại Việt Nam của các mạng xã hội tại cần đi từ quản lý người chi trả, tức là quản lý nguồn tiền từ trên lãnh thổ Việt nam thông qua các ngân hàng, các tổ chức trung gian thanh toán. Bên cạnh các biện pháp kê khai chi phí, quản lý dòng tiền chảy ra nước ngoài, thì việc tuyên truyền, phổ biến và thuyết phục cần được thực hiện một cách cương quyết, thường xuyên và đúng đối tượng.

Sự phối hợp đó, cần có sự tham gia toàn hệ thống chính trị, trong đó trọng tâm là cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý về đầu tư, cơ quan quản lý thông tin truyền thông, cơ quan công an và hệ thống truyền thông, báo chí trên cả nước.

Nói tóm lại, nghĩa vụ thuế của facebook và các trang mạng xã hội khác tại Việt nam có đầy đủ hành lang pháp lý để xác định nghĩa vụ nhưng lại thiếu đi cơ chế thực thi một cách hiệu quả. Sự kết hợp giữa liên ngành các cơ quan là hết sức cần thiết để đảm bảo các đối tượng này tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật Việt nam.


Nếu quý vị cần thêm các ý kiến tư vấn pháp luật về nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Rate this post