Hợp đồng EPC là gì? Vai trò của tổng thầu EPC với chủ đầu tư ra sao và những ưu nhược điểm của hợp đồng EPC sẽ được Inteco Việt Nam diễn giải cụ thể trong bài viết này.
Nội dung chính
1. EPC là gì ?
Trước khi tìm hiểu về hợp đồng EPC là gì thì chúng ta cần phải biết EPC là viết tắt tiếng anh của “Engineering Procurement and Construction”.
E = Engineering ( có nghĩa thiết kế)
P= Procurement (có nghĩa cung ứng vật tư, thiết bị)
C= Construction (có nghĩa thi công xây dựng)
2. Hợp đồng EPC là gì?
Hợp đồng EPC là hợp đồng thiết kế cung ứng vật tư và cung cấp thiết bị cho thi công và xây dựng công trình trong đó bao gồm các hạng mục triển khai và bàn giao cho chủ đầu tư.
Căn cứ theo Nghị định 37/2015/NĐ-CP hiện nay có quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng và ban hành ngày 22/4/2015 về hợp đồng thiết kế và cung cấp các thiết bị công nghệ thi công xây dựng công trình và các hạng mục công trình;
Hợp đồng tổng thầu EPC là hợp đồng thiết kế và cung cấp các thiết bị công nghệ, vật tư, thi công tất cả các công trình của một dự án xây dựng.
Trong khi các hợp đồng khác sẽ tách từng phần từ thiết kế, mua sắm vật tư cho đến thi công xây lắp thì EPC sẽ tổng hợp của tất cả các hạng mục trên. Hợp đồng này được các chủ đầu tư nước ngoài ưa chuộng khi triển khai các dự án công nghiệp tại Việt Nam.
Ví dụ như trong một mẫu hợp đồng EPC điện mặt trời ( hợp đồng thầu chính) thì các bên sẽ bao gồm bên giao thầu là chủ đầu tư còn bên nhận thầu là tổng thầu hoặc là nhà thầu chính.
3. Tổng thầu EPC là gì?
Trong công trình của chủ đầu tư thì chủ đầu tư có thể ký hợp đồng với một hoặc nhiều nhà thầu chính để xử lý công việc. Nhà thầu trúng gói thầu EPC ( tức là tổng thầu EPC) sẽ phải chịu trách nhiệm thực hiện dự án hoàn chỉnh trước các chủ đầu tư. Từ quá trình tư vấn, thiết kế, mua sắm thiết bị vật tư cho đến thi công công trình và chạy thử đển khi công trình được bàn giao để vận hành.
Tổng thầu EPC có thể tự triển khai tất cả các công đoạn hoặc là thuê các nhà thầu phụ kết hợp triển khai các hạng mục khác nhau của dự án. Nếu tổng thầu, nhà thầu ký hợp đồng phụ với một số nhà thầu phụ thì các nhà thầu phụ này cần được chủ đầu tư chấp thuận. Đơn vị thầu phải chịu trách nhiệm tiến độ với chủ đầu tư. Chất lượng của công việc đã ký kết là tổng thầu và nhà thầu chính bao gồm cả các công việc đã được triển khai bởi nhà thầu phụ.
3. Trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng EPC
3.1 Quyền và trách nhiệm của bên giao thầu EPC :
– Bên giao thầu có quyền từ chối nghiệm thu những sản phẩm không đạt chất lượng theo hợp đồng; những thiết bị công nghệ không đúng về số lượng, chất lượng, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ và các sản phẩm bị vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
– Bên giao thầu có quyền kiểm tra các công việc đã triển khai của bên nhận thầu căn cứ theo nội dung hợp đồng đã ký kết tuy nhiên không được làm cản trở hoạt động bình thường của bên nhận thầu.
– Bên giao thầu có quyền tạm dừng thực hiện công việc theo hợp đồng và có quyền yêu cầu khắc phục hậu quả khi phát hiện bên nhận thầu thực hiện việc làm vi phạm nội dung đã ký kết trong hợp đồng hoặc quy định của nhà nước
– Bên giao thầu có quyền yêu cầu bên nhận thầu bàn giao các hồ sơ, tài liệu liên quan tới sản phẩm trong hợp đồng đã ký.
– Bên giao thầu cũng có quyền xem xét, chấp nhận danh sách các nhà thầu phụ đạt đủ điều kiện năng lực chưa có trong hợp đồng EPC theo đề nghị của bên nhận thàu
– Các quyền khác căn cứ theo quy định hiện hành của pháp luật.
3.2 Các nghĩa vụ của bên giao thầu EPC
- Bên giao thầu có nghĩa vụ phải thanh toán cho bên nhận thầu căn cứ vào tiến độ thanh toán đã thoả thuận trong hợp đồng.
- Bên giao thầu có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản cho bên nhận thầu về các nhân lực chính tham gia quản lý giám sát và thực hiện hợp đồng
- Bên giao thầu phải cung cấp các thông tin, tài liệu phục vụ cho thực hiện các công việc của bên nhận thầu ( nếu có thoả thuận trong hợp đồng)
- Đối với hợp đồng EPC đã được xác lập trước thông qua chọn lựa nhà thầu EPC sau khi các thiết kế cơ sở đã được phê duyệt, nghiệm thu, thẩm định hoặc là trình các cơ quan thầm quyền thẩm định; Bên giao thầu EPC cần phải phê duyệt kịp thời các thiết kế đã được triển khai sau các thiết kế cơ sở mà đã được quyết định đầu tư phê duyệt dự án trước đó theo đúng quy định của pháp luật, không bao gồm các dự toán xây dựng công trình và các hạng mục công trình nằm trong phạm vi của hợp đồng EPC.
- Bên giao thầu có nghĩa vụ xin giấy phép xây dựng theo quy định và phải bàn giao mặt bằng cho bên nhận thầu theo đúng tiến độ thực hiện của hợp đồng.
- Bên giao thầu có trách nhiệm giám sát việc thực hiện các công việc theo nội dung hợp đồng đã ký kết; và kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, môi trường, phòng chống cháy nổ theo đúng quy định của nhà nước
- Bên giao thầu cần phải thoả thuận với bên nhận thầu về hồ sơ mời thầu thu mua các thiết bị công nghệ (nếu có trong hợp đồng)
- Bên giao thầu phải nghiệm thu và thanh toán theo đúng thời hạn quy định trong hợp đồng.
- Bên giao thầu cần phải đảm bảo tác quyền với các sản phẩm được tư vấn theo hợp đồng
- Bên giao thầu EPC cũng phải có nghĩa vụ tổ chức đào tạo các cán bộ quản lý và công nhân vận hành sử dụng công trình.
- Các nghĩa vụ khác bên giao thầu EPC tuân theo các quy định của pháp luật.
4. Quyền và trách nhiệm của bên nhận thầu EPC :
4.1 Quyền của bên nhận thầu EPC:
- Bên nhận thầu EPC có quyền yêu cầu nhà thầu cung cấp các thông tin liên quan tới dự án và tài liệu lẫn phương tiện làm việc ( nếu có trong hợp đồng) liên quan đến công việc của hợp đồng theo nội dung của hợp đồng đã ký kết.
- Bên nhận thầu EPC được quyền đề xuất với bên giao thầu các công việc phát sinh ngoài hợp đồng; từ chối thực hiện các công việc ngoài hợp đồng đã ký kết mà chưa được thống nhất giữa hai bên.
- Quản lý thực hiện các công việc theo nội dung đã ký kết trong hợp đồng và các quyền khác căn cứ theo quy định của pháp luật
4.2 Trách nhiệm của bên nhận thầu EPC:
- Bên nhận thầu EPC cần phải cung cấp đầy đủ nguồn nhân lực, vật lực, máy móc, thiết bị và các phương tiện phục vụ cho công việc theo hợp đồng.
- Bên nhận thầu EPC cần phải tiếp nhận và quản lý, bảo quản và phải bản giao lại các tài liệu do nhà thầu cung cấp ( nếu có trong hợp đồng)
- Bên nhận thầu cũng có trách nhiệm phải thông báo cho bên giao thầu các thông tin, tài liệu bị thiếu hoặc các phương tiện không đầy đủ làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc đã ký kết trong hợp đồng
- Bên nhận thầu cũng cần phải giữ bí mật các thông tin liên quan đến hợp đồng theo đúng thoả thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật
5. Ưu điểm của hợp đồng EPC
Hợp đồng EPC mang lại nhiều lợi ích cho chủ đầu tư. Do chỉ cần phải làm việc với các đơn vị tổng thầu EPC hoặc các nhà thầu chính cho nên nhà đầu tư ít phải chịu các áp lực về hành chính. Mặc dù công trình có thể gồm nhiều nhà thầu phụ ( nhà thầu tư vấn/thiết kế, nhà thầu xây lắp, nhà thầu cung cấp, nhà thầu thi công) thì chủ đầu tư không cần phải lo ngại khả năng tranh chấp giữa các bên vì đã có sự giám sát của đơn vị tổng thầu. Hơn nữa, tổng thầu EPC phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của thầu phụ cho nên chủ đầu tư không cần phải lo lắng về hoạt động hay điêu phối của gói thầu.
Ngoài ra dựa vào phạm vi thực hiện công việc tại hợp đồng thì tổng thầu EPC, nhà thầu chính và chủ đầu tư có thể xác định chính xác chi phi và thời gian hoàn thành lẫn chất lượng công trình. Giá hợp đồng thường cố định cho nên chủ đầu tư không cần phải quan ngại về giá vật tư và giá nhân công trên thị trường trong thời gian triển khai dự án. Chủ đầu tư cũng sẽ yên tâm hợp đồng EPC sẽ quy định cụ thể các điều kiện và hiệu quả hoạt động vận hành nhà máy, bảo đảm hiệu quả triển khai trong hợp đồng và bồi thường bất cứ lỗi nào của nhà thầu…
Tất nhiên để đạt được lợi ích tối đa chủ đầu tư cần chọn lựa tổng thầu EPC uy tín và đơn vị tư vấn chuyên nghiệp. Ngoài ra cũng cần phải có đơn vị xây dựng hợp đồng chặt chẽ đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia dự án. Intecovietnam tự hào là đơn vị tư vấn hợp đồng cho rất nhiều công ty, tổng công ty, tập đoàn. Chúng tôi xây dựng, soạn thảo hợp đồng EPC chặt chẽ, minh bạch, chuyên nghiệp. Liên hệ ngay với Inteco để được tư vấn và hỗ trợ.