Thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến là những người có đóng góp cho đất nước. Với truyền thống uống nước nhớ nguồn và sự trân trọng những cống hiến, hy sinh mà thế hệ đi trước đã dành cho đất nước, Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi, trợ cấp xã hội dành cho những cá nhân là thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn độc thông tin về điều kiện và thủ tục trợ cấp xã hội hàng tháng đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.
Nội dung chính
1. Điều kiện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến
Điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến như sau:
1.1. Điều kiện 1: Không thuộc một số trường hợp loại trừ như nêu tại Điều 1 Quyết định số 40/2011/QĐ-TTG.
Chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến được quy định riêng tại Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg. Do thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến có thể là người có công với cách mạng, và cũng có thể là người đã được hưởng các chế độ ưu đãi theo chính sách của Nhà nước từ trước đó. Do vậy, để tránh cùng một đối tượng được áp dụng cùng một chế độ ưu đãi hai lần, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg đã được thu hẹp.
Cụ thể:
– Quyết định quy định chế độ đối với thanh niên xung phong tập trung tham gia kháng chiến trong thời gian từ 15/07/1950 đến 30/04/1975, đã hoàn thanh nghĩa vụ trở về địa phương mà không thuộc:
• Diện hưởng chế độ hưu trí;
• Chế độ mất sức lao động;
• Chế độ bệnh binh;
• Chế độ thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh;
• Chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
– Quyết định cũng không áp dụng với:
• Đối tượng đã được hưởng chế độ trợ cấp một lần theo Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg;
• Đối tượng đã được tính thời gian tham gia thanh niên xung phong để hưởng chế độ trợ cấp một lần theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg;
• Và một số đối tượng đã được hưởng chế độ theo một số Quyết định khác.
• Những người tính đến ngày Quyết định 40/2011/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành mà đang phải chấp hành hình phạt từ mà không được hưởng án treo.
1.2. Điều kiện 2
Không hưởng chế độ trợ cấp một lần như quy định tại Điều 2 Quyết định 40/2011/QĐ-TTg.
Có thể hiểu rằng, đối tượng là thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiện vụ trong kháng chiến chỉ có thể chọn được hưởng chế độ trợ cấp một lần hoặc chế độ trợ cấp hàng tháng.
1.3. Điều kiện 3
Thanh niên xung phong tập trung tham gia kháng chiến hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương không còn khả năng lao động (được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp Giấy chứng nhận không còn khả năng lao động) và sống cô đơn, không nơi nương tựa (tức không có hoặc không còn người nuôi dưỡng hợp pháp, hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp cũng phải sống nhờ trợ cấp theo chế độ bảo trợ xã hội)
2. Thủ tục hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với thanh niên xung phong
2.1. Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng
Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng đối với thanh niên xung phong bao gồm:
– Bản chính hoặc bản sao của một trong cá giấy tờ chứng minh là thanh niên xung phong:
- Lý lịch cán bộ hoặc lý lịch đảng viên khai trước ngày 29/04/1999 (tức trước ngày Quyết định 104/1999/QĐ-TTg có hiệu lực)
- Giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị quản lý thanh niên xung phong; Giấy chuyển thương, chuyển viện, phiếu sức khỏe; Giấy khen trong thời giant ham gia lực lượng thanh niên xung phong; Giấy chứng nhận tham gia thanh niên xung phong; Giấy điều động công tác, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ.
Lưu ý: trong trường hợp không còn các giấy tờ nêu trên thì phải nộp bản khai có chứng thực của UBND xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trước khi tham gia thanh niên xung phong. Nội dung xác nhận theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLDTBXH-BNV-BTC.
– Bản khai cá nhân theo mẫu 1C ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLDTBXH-BNV-BTC.
– Bản chính Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế cấp huyện trở lên.
2.2. Trình tự, thủ tục
- Bước 1: Nộp hồ sơ tại UBND xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
- Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND xã tổ chức hội nghị và lập biên bản xác nhận hồ sơ xét hưởng trợ cấp (Biên bản lập theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLDTBXH-BNV-BTC) và tỏng hợp hồ sơ xét hưởng chế độ để báo cáo UBND huyện.
- Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, dưới sự chỉ đạo của UBND huyện, Phòng nội vụ hoàn thành kiểm tra hồ sơ và báo cáo UBND tỉnh.
- Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nội Vụ hoàn thành xét duyệt, thẩm định, tổng hợp và trình UBND tỉnh ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp. Trường hợp không có tài liệu chứng minh là thanh niên xung phong, Sở Nội Vụ chuyển danh sách đối tượng đến Hội cựu thanh niên xung phong cấp tỉnh đề nghị kiểm tra, xác nhận trước khi trình UBND tỉnh ra quyết định.
Sau khi có Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Nội Vụ chuyển Quyết định kèm theo hồ sơ hưởng chế độ cho Sở LĐTBXH quản lý.
- Bước 5: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định, Sở LĐTBXH tổ chức thực hiện việc chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng.
Bạn đọc có thể tham khảo bài viết của chúng tôi về thủ tục mua bảo hiểm y tế đối với người có công và thân nhân.