Có vốn Đầu tư nước ngoài là dấu hiệu phân biệt một số nhóm doanh nghiệp căn cứ vào nguồn gốc vốn. Doanh nghiệp có vốn NN gắn chặt với yếu tố Nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này.
Lưu ý rằng, những thông tin trong bài viết này chỉ có tính sơ bộ. Nếu Quý khách cần thêm thông tin tư vấn pháp luật, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.
Nhà Đầu tư nước ngoài được hiểu như thế nào?
Khoản 17, Điều 3 Luật Đầu tư 2014 quy định: “Tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN là tổ chức có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”. Như vậy, theo quy định này thì tổ chức kinh tế có vốn đầu tư NN là tổ chức có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài với bất kỳ tỷ lệ sở hữu nào trong vốn điều lệ của tổ chức đó.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 23 Luật Đầu tư 2014 thì tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN chỉ phải thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi thuộc một trong các trường hợp: Thứ nhất là tổ chức kinh tế đó có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên; hoặc thứ hai, tổ chức kinh tế đó có sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ.
Trên thực tiễn đã chỉ ra rằng, việc chỉ sử dụng tiêu chí về quốc tịch và tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế là chưa đầy đủ, chưa phản ánh đúng thực tiễn quản trị của từng loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, đồng thời chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu quản lý đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Bởi lẽ, dù nắm giữ tỷ lệ vốn điều lệ thấp hơn 51% nhưng trong nhiều trường hợp, nhà ĐTNN vẫn có thể nắm giữ quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh và quản lý của DN mà không thông qua sở hữu. Chẳng hạn như kiểm soát hoạt động của DN Việt Nam thông qua hình thức cho vay kèm theo điều kiện quản lý, độc quyền tiêu thụ sản phẩm…
Để hoàn thiện Điều 23 Luật Đầu tư, tại Dự thảo Luật, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất bổ sung tiêu chí về quyền kiểm soát DN của nhà ĐTNN, phù hợp với tiêu chí xác định công ty mẹ – công ty con quy định tại Điều 89 Luật DN.
Theo đó, tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN phải thực hiện thủ tục như quy định đối với nhà ĐTNN khi thuộc một trong các trường hợp: Nhà ĐTNN sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của tổ chức kinh tế đó; nhà ĐTNN trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật của các tổ chức kinh tế đó; nhà ĐTNN có quyền quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ của tổ chức kinh tế đó. Việc áp dụng các tiêu chí này cũng phù hợp với quy định tại các hiệp định song phương về đầu tư hoặc các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
Thực tiễn hoạt động hành nghề của các Luật sư tại Inteco đã chỉ ra nhiều bất cập trong việc áp dụng các quy định nêu trên, tạo sự bất bình đăng giữa chính các nhà đầu tư nước ngoài. Hy vọng rằng, Luật Đầu tư mới sẽ sớm sửa đổi quy định nêu trên để đảm bảo sự công bằng và minh bạch cho môi trường đầu tư Việt Nam và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư NN tại Việt Nam.
Đọc thêm bài viết về khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư NN