Người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được pháp luật quy định như thế nào và việc áp dụng văn bản trên thực tế như thế nào?. Một số ý kiến của các Luật sư chuẩn bị để Quý vị tham khảo.
Nếu Quý vị cần thêm thông tin về vấn đề quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, hay cần thêm dịch vụ tư vấn pháp luật để đảm bảo doanh nghiệp có vốn Nhà nước hoạt động có hiệu quả, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Hotline: 0904.777.169
Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 không chỉ điều chỉnh việc quản lý, sử dụng vốn được đầu tư theo các hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp mà Luật này quy định.
Theo Điều 6 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014, hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp chỉ bao gồm:
- Đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đang hoạt động.
- Đầu tư bổ sung vốn nhà nước để tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
- Đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 3, điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định số 10/2019/NĐ-CP (một trong các nghị định hướng dẫn của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014) lại quy định:
“Điều 3. Đại diện chủ sở hữu nhà nước
…3. Cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý và thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan”.
“Điều 4. Cơ quan đại diện chủ sở hữu
… 2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) là cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với các đối tượng sau đây:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc được giao quản lý và không thuộc đối tượng chuyển giao về Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;…”
Như vậy, một cách gián tiếp, Nghị định số 10/2019/NĐ-CP vẫn ghi nhận trường hợp Bộ, UBND tỉnh quyết định thành lập doanh nghiệp mà nhà nước không nắm giữ 100% vốn điều lệ, tương đương với việc đầu tư vốn nhà nước để tham gia thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Xem thêm:
- Giấy chứng nhận lập cơ sở bán lẻ;
- Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
- Tư vấn đầu tư nước ngoài;
- Tư vấn pháp luật toàn diện
Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại Doanh nghiệp đối tượng áp dụng của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014.
Khoản 3 Điều 2 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 quy định:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
… 3. Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.”
Khoản 6 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 giải thích “người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên” như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
… 6. Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (sau đây gọi là người đại diện phần vốn nhà nước) là cá nhân được cơ quan đại diện chủ sở hữu ủy quyền bằng văn bản để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.”
Luật Quản lý, sử dung tài sản công quy định việc quản lý, sử dụng tài sản công do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý và đã được tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp
Khoản 1 Điều 98 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 quy định:
“Điều 98. Quản lý, sử dụng tài sản công do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý và đã được tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Việc quản lý, sử dụng tài sản công do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý và đã được tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật có liên quan”.