Dịch vụ tư vấn pháp luật của các hãng luật không thể thay thế cho bộ phận pháp chế, nhưng cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân để lý giải hiện tượng đó.
Hoạt động của doanh nghiệp gắn với thương trường, với cạnh tranh và với con người nên có thể nói, môi trường đó đầy rẫy những va chạm và xung đột về quyền lợi. Hoạt động của doanh nghiệp cũng hướng tới mục tiêu chính là tạo ra giá trị (lợi nhuận và giá trị khác) cho cổ đông, người lao động và các bên có liên quan. Xét trong dài hạn, việc tạo ra giá trị cho cổ đông không được làm phương hại tới lợi ích của xã hội, của các bên thứ ba khác. Muốn làm được điều đó, doanh nghiệp phải hành động trong khuôn khổ và hàng lang mà pháp luật cho phép.
Mời các bạn tìm hiểu thêm về:
Dịch vụ tư vấn pháp luật
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng thương mại.
Chính vì lý do đó, mà các Tập đoàn, các Công ty lớn luôn duy trì một đội ngũ cán bộ pháp chế (Luật sư nội bộ) rất mạnh để có thể tham mưu, hỗ trợ cho Ban Giám đốc đưa ra các quyết định quản lý một cách đúng đắn, tránh vi phạm pháp luật, tránh bị xử phạt và tránh bị xã hội tẩy chay. Song song với đội ngũ Luật sư nội bộ, các doanh nghiệp đó cũng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của các hãng luật để đảm bảo tính an toàn cao nhất cho hoạt động kinh doanh của mình.
Xét trong ngắn hạn, thì chi phí sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của các hãng luật thường bị coi là một khoản chi phí và trở thành gánh nặng của doanh nghiệp. Điều này đặc biệt đúng tại Việt nam, bởi đa phần các chủ doanh nghiệp đều cố gắng gạt phí dịch vụ tư vấn pháp luật khỏi danh mục chi để tiết kiệm.
Tuy nhiên, xét trong dài hạn, chi phí sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật nên được coi là một khoản đầu tư của doanh nghiệp thì sẽ chính xác hơn. Hình dung một cách dễ hiểu, thì trong một ngôi nhà, tường và mái đảm nhiệm vụ chính của ngôi nhà là che mưa, che nắng và thẩm mỹ, nhưng tường và mái sẽ không thể dựng lên và tồn tại nếu thiếu đi các cột trụ và nền móng. Các yếu tố pháp lý cũng nên coi như là một trong số các trụ cột để các hoạt động sản xuất, phân phối, tiếp thị có thể thực hiện một cách bền vững.
Câu hỏi đặt ra, là có bộ phận pháp chế rồi thì tại sao lại phải sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của các hãng luật?. Điều đó phải giải thích từ chính hoạt động của doanh nghiệp như sau:
Đa phần các doanh nghiệp hoạt động trong một lĩnh vực cụ thể nhất định, tức là một chuyên ngành hẹp. Chịu ảnh hưởng của đặc thù đó, nên đội ngũ Luật sư nội bộ của doanh nghiệp cũng có kinh nghiệm trong chuyên ngành hẹp đó, và có thể thiếu kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác. Do vậy, việc bổ sung các ý kiến tư vấn pháp luật từ Luật sư bên ngoài sẽ bổ khuyết cho việc thiếu kinh nghiệm đó.
Các Luật sư hoạt động tại Công ty luật, đặc biệt là Công ty luật tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh hay các thành phố lớn khác, đều có lợi thể trải nghiệm và cọ xát với nhiều vụ việc khác nhau mỗi ngày, nhiều khách hàng khác nhau mỗi ngày nên tính cập nhật thông tin về chính sách, quy định pháp luật và quan điểm làm việc của cơ quan Nhà nước là rất tốt. Đội ngũ Luật sư nội bộ của doanh nghiệp bị thiếu hụt về cơ hội này. Do đó, việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật bên ngoài sẽ đảm bảo tính thời sự và cập nhật thông tin tốt hơn.
Ý kiến tư vấn các của Luật sư bên ngoài không chịu ảnh hưởng bởi các ý chí chủ quan, áp đặt của cán bộ quản lý doanh nghiệp nên luôn đảm bảo tính khách quan hơn so với ý kiến của Luật sư nội bộ.
Thông thường, các doanh nghiệp nên sử dụng Luật sư nội bộ các hoạt động bên trong, các sự việc diễn ra đều đặn và phổ biến trong doanh nghiệp, các hoạt động quản trị nội bộ. Doanh nghiệp chỉ nên và cần thiết sử dụng ý kiến tư vấn của Luật sư bên ngoài khi có các vấn đề liên quan đến đối tác thương mại, kinh doanh hoặc trong các vụ kiện, vụ tranh chấp. Rõ ràng rằng, cán bộ pháp chế nội bộ của doanh nghiệp sẽ khó tạo ấn tượng mạnh và uy lực với đối tác hơn là một đội ngũ Luật sư đến từ hãng luật chuyên nghiệp.