Kinh doanh đồ chơi được pháp luật quy định như thế nào?
Tôi là người Hàn Quốc đã sinh sống tại Việt nam hơn hai mươi năm và có vợ là người Việt Nam. Nay tôi muốn thành lập một cửa hàng với hình thức hộ kinh doanh cá thể do vợ tôi đứng tên để nhập khẩu và bán các sản phẩm đồ chơi trẻ em có xuất xứ từ Hàn Quốc, Trung Quốc.
Liên quan đến vấn đề này chúng tôi có một số ý kiến tư vấn sơ bộ và đề xuất dịch vụ để Ông/ Bà cân nhắc và quyết định như sau:
Theo quy định pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài không được đầu tư tại Việt Nam theo hình thức thành lập hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh chỉ dành cho cá nhân, hộ gia đình Việt Nam. Ngoài ra, đồ chơi trẻ em không phải mặt hàng cấm nhập khẩu, cấm kinh doanh. Do đó, đối tác là người Việt Nam của Ông/ Bà hoàn toàn có quyền thành lập hộ kinh doanh để nhập khẩu đồ chơi trẻ em (trừ mặt hàng tại Phụ lục II kèm thư tư vấn) từ Hàn Quốc, Trung Quốc để bán tại thị trường Việt Nam.
Kinh doanh đồ chơi, nhập khẩu đồ chơi cần lưu ý điều gì?
Về mặt pháp lý, hộ kinh doanh thuộc sở hữu của đối tác là cá nhân Việt Nam, cá nhân Việt Nam có toàn quyền quyết định các vấn đề của hộ kinh doanh, được hưởng lợi nhận và chịu rủi ro liên quan đến hoat động kinh doanh của hộ kinh doanh.
Một cá nhân, hộ gia đình chỉ được quyền thành lập duy nhất 01 hộ kinh doanh trên toàn quốc.
Số lượng người lao động tại hộ kinh doanh tối đa là 9 lao động. Trong trường hợp sử dụng từ 10 lao động trở lên hộ kinh doanh phải chuyển đổi thành Công ty.
Để đứng tên trên tờ khai hải quan hộ kinh doanh phải có mã số thuế và chữ ký số điện tử. Trong trường hợp không có mã số thuế hoặc chữ ký số điện tử, hộ kinh doanh phải nhập khẩu hàng hóa thông qua đại lý làm thủ tục hải quan.
Nội dung chính
Điều kiện kinh doan đồ chơi cần đáp ứng các điều kiện như thế nào?
Phải đảm bảo mới 100%; chưa qua sử dụng;
Đảm bảo chất lượng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn đồ chơi trẻ em theo quy định QCVN 3:2009/BKHCN.
Đồ chơi trẻ em nhập khẩu phải được chứng nhận hợp quy phù hợp với các quy định. Việc chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em nhập khẩu do tổ chức giám định hoặc tổ chức chứng nhận trong và ngoài nước được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định (hoặc thừa nhận) thực hiện.
Đồ chơi trẻ em nhập khẩu trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy, nhãn phụ hàng hóa và thực hiện thủ tục đăng ký bản công bố hợp quy theo quy định của pháp luật với những nội dung:
- Tên hàng hóa;
- Tên và địa chỉ nhà sản xuất;
- Xuất xứ hàng hóa;
- Model, mã hàng hóa (nếu có);
- Thành phần;
- Thông số kỹ thuật;
- Thông tin cảnh báo;
- Hướng dẫn sử dụng;
- Năm sản xuất.
Có nội dung, hình thức, kiểu dáng, tính năng sử dụng không có hại đến giáo dục, phát triển nhân cách, không gây nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em, không vi phạm các quy định:
- Kích động nhân dân chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
- Tuyên truyền, kích động bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khoẻ và hủy hoại môi trường sinh thái;
- Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
- Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
- Không phù hợp với giá trị đạo đức, văn hóa và truyền thống của dân tộc.
Thuế kinh doanh đồ chơi, nhập khẩu đồ chơi như thế nào?
Thuế suất thuế nhập khẩu của đồ chơi trẻ em hiện nay từ 10% đến 20% tùy theo loại đồ chơi. Trong trường hợp đồ chơi trẻ em được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam (Trung Quốc, Hàn Quốc) có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0%. Ngoài thuế nhập khẩu, hộ kinh doanh còn phải nộp một số loại thuế khác như thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Chế độ thuế giữa hình thức hộ kinh doanh và hình thức doanh nghiệp cũng có sự khác nhau khá lớn, về vấn đề này Ông có thể tham khảo Phụ lục I để biết chi tiết.