Giấy phép bán lẻ rượu là điều kiện bắt buộc nếu các tổ chức, cá nhân có hoạt động bán lẻ rượu có nồng độ cồn từ 5,5 độ trở lên. Hoạt động bán lẻ được hiểu là hoạt động bán rượu cho người tiêu dùng để sử dụng mà không nhằm mục đích để bán lại.
Giấy phép bán lẻ rượu được cấp cho hoạt động nào?
Hoạt động bán lẻ có thể được thực hiện tại cở sở bán lẻ hoặc tại nơi sản xuất. Chúng ta cần hiểu đúng điều này, bởi hiện có nhiều đơn vị sản xuất và bán lẻ cho người tiêu dùng mà không phân phối thông qua hệ thống cửa hàng, đặc biệt là hoạt động bán lẻ rượu qua mạng. Trong trường hợp như vậy, vẫn cần phải có giấy phép bán lẻ rượu.
Nếu các cửa hàng bán lẻ rượu của Công ty có địa điểm trong cùng một quận, Giấy phép bán lẻ sẽ được cấp chung cho các cửa hàng có cùng địa điểm tại quận đó. Nếu các cửa hàng bán lẻ rượu có địa điểm khác quận, Giấy phép bán lẻ rượu sẽ được cấp riêng cho cửa hàng có địa điểm khác quận với các cửa hàng còn lại.
Nội dung chính
Điều kiện cấp Giấy phép bán lẻ rượu.
Để được cấp giấy phép bán lẻ, cơ sở bán lẻ phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện như sau:
Điều kiện thứ nhất: Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
Điều kiện thứ hai: Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
Điều kiện thứ ba: Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
Xem thêm:
- Giấy chứng nhận lập cơ sở bán lẻ;
- Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
- Tư vấn đầu tư nước ngoài;
- Tư vấn pháp luật toàn diện
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu bao gồm
Đơn đề nghị;
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh;
Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ.
Bản sao văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
Thủ tục xin cấp Giấy phép bán lẻ rượu
Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Hành vi bán lẻ rượu không có giấy phép bán lẻ rượu thì bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 40, Nghị định 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi NĐ 124/2015/NĐ-CP) về hành vi vi phạm về điều kiện kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu như sau:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu mà không có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng theo quy định.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định;
b) Không có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của thương nhân bán buôn sản phẩm rượu.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có kho hàng hoặc hệ thống kho hàng thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn hoặc không có hợp đồng thuê kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh theo quy định.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh không phù hợp với quy hoạch hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu theo quy định;
b) Kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu mà không phải là thương nhân theo quy định.
Ngoài hình phạt tiền nêu trên, cá nhân hoặc tổ chức vi phạm còn buộc phải chịu hình thức xử phạt bổ sung như sau: Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Lưu ý gì khi xin cấp Giấy phép bán lẻ rượu
Rượu là sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, nên trong quá trình thẩm định thực tế tại cơ sở, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể yêu cầu xuất trình Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Nếu cơ sở bán lẻ không có giấy phép, nếu quá trình hoạt động có phát sinh các sự cố ảnh hưởng tới sức khỏe, thì không chỉ bị xử phạt mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo chúng tôi, các cơ sở bán lẻ không nên vì tiết kiệm một khoản chi phí và thời gian mà trốn tránh nghĩa vụ xin cấp Giấy pháp bán lẻ mà pháp luật đã quy định.