Doanh nghiệp nước ngoài

Doanh nghiệp nước ngoài không phải là khái niệm được quy định chính thức trong pháp luật Việt nam, và thường bị nhầm lẫn với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, bài viết này làm rõ một số vấn đề có liên quan đến khái niệm này.


Doanh nghiệp nước ngoài có phải là pháp nhân Việt Nam không


Luật Thương mại 2005 quy định về khái niệm thương nhân nước ngoài, cụ thể là “Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận”.

Tùy thuộc pháp luật của mỗi nước, mà khái niệm thương nhân được hiểu khác nhau. Điều 6, Luật Thương mại 2005 giải thích “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.

Do đó, có thể hiểu, thương nhân có thể là tổ chức kinh tế hoặc là cá nhân nên không thể hiểu thương nhân là doanh nghiệp.

Như vậy, nếu pháp luật có quy định tương đồng với Luật Thương mại 2005 của Việt Nam thì thương nhân nước ngoài cũng có thể là cá nhân hoặc tổ chức kinh tế.

Quay lại khái niệm nêu trên, vì không có khái niệm DN nước ngoài nên chúng ta phải tìm hiểu về khái niệm pháp nhân. Qua phân tích nêu trên, chúng ta có thể nhận thấy, DNNN có thể là thương nhân NN, nhưng không cơ cơ sở để cho rằng, đó là thương nhân Việt Nam.

Pháp luật Việt nam cũng không có quy định rõ thế nào là thương nhân Việt Nam hay pháp nhân Việt Nam. Trên cơ sở suy luận về quốc tịch, thì thương nhân Việt Nam có thể hiểu là thương nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam, do cơ quan có thẩm quyền của Việt nam cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (hoặc giấy tờ tương đương).

Điều 676 Bộ Luật dân sự 2015 quy định “Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì pháp nhân thành lập tại Việt Nam thì sẽ có quốc tịch Việt Nam, nhưng điều này không đủ rõ để xác định quốc tịch đối với pháp nhân nước ngoài.

Trên tinh thần đó, khoản 9, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2014, cụ thể “Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam”.

Một cách gián tiếp, có cơ sở để khẳng định rằng, DN nước ngoài không phải là pháp nhân Việt Nam.


Doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài


Như đã phân tích trên đây, DN nước ngoài không phải là pháp nhân Việt Nam, nên không phải là doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam. Doanh nghiệp NN hay bị nhầm lẫn với doanh nghiệp có vốn đầu tư NN.

Luật Đầu tư 2014 không đưa ra khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư NN, mà chỉ đưa ra khái nhiệm tổ chức kinh tế có vốn đầu tư NN. Theo đó, “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”.

Cũng theo giải thích tại khoản 16, Điều 3, Luật Đầu tư 2014, thì Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

Theo giải thích của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thì DN có vốn đầu tư nước ngoài là một trong những loại hình của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư NN[1].

Như vậy, cần xác định rõ:

DNNN là khái niệm không rõ và không được pháp luật Việt Nam quy định. Có thể, DNNN là doanh nghiệp thành lập theo pháp  luật NN.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp Việt nam, nhưng có nhà thành viên, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó, Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.


Thủ tục thành lập doanh nghiệp nước ngoài và thủ tục doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài


Việc thành lập DN nước ngoài chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước ngoài, nên cần xem xét cụ thể theo quy định của pháp luật Quốc Gia, nơi mà nhà đầu tư dự định thành lập.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Luật Đầu tư, Luật doanh nghiệp 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành.

Các bạn có thể tham khảo thêm về thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại đây.


Giới thiệu về Công ty Luật TNHH Inteco


Công ty Luật TNHH Inteco thành lập và hoạt động hợp pháp theo Giấy phép hoạt động số 01070811/TP/ĐKHĐ do Sở Tư pháp Tp. Hà Nội cấp ngày 11 tháng 7 năm 2012, hiện có trụ sở đăng ký và hoạt động tại tầng 2, số 2, ngõ 21, đường Lê Văn Lương, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, Tp. Hà Nội.

Công ty Luật TNHH Inteco là một trong số những Công ty luật tại Hà Nội được khách hàng nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tín nhiệm và đánh giá cao về các dịch vụ tư vấn pháp luật.

Thế mạnh và năng lực kinh nghiệm của chúng tôi về chủ yếu thể hiện trong các lĩnh vực: tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, mua bán – sáp nhập doanh nghiệp (M&A), soạn thảo hợp đồng, lao động, thương mại quốc tế, thị trường vốn (phát hành trái phiếu, cổ phần hóa, giao dịch tài trợ vốn ….) và giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại.

Trong quá trình cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đội ngũ Luật sư kinh tế tại văn phòng đã hỗ trợ hàng nghìn nhà đầu tư trong việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mua lại phần vốn góp, mua lại doanh nghiệp và xin cấp phép nhiều dự án về hạ tầng, dự án kinh doanh bất động sản, nhà máy sản xuất …..

Đội ngũ Luật sư bao gồm 07 Luật sư có thẻ hành nghề chính thức thuộc Đoàn Luật sư Tp. Hà nội làm việc toàn thời gian, cùng đội ngũ 12 nhân viên tư vấn là cử nhân, thạc sỹ luật học.

Thông tin thêm về đội ngũ Luật sư tại Công ty Luật TNHH Inteco, vui lòng xem tại website: https://www.intecovietnam.vn.


[1] http://baochinhphu.vn/Tra-loi-cong-dan/The-nao-la-doanh-nghiep-co-von-dau-tu-nuoc-ngoai/339041.vgp

Rate this post