Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không chỉ phản ánh lượng tiền chảy vào thị trường nội địa, mà còn là chỉ dấu thể hiện sự tin tưởng của nhà đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam. Trong thời gian qua, hoạt động đầu tư đó đã mang lại những động lực vô cùng mạnh mẽ cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid19, hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang bị chững lại trong thời điểm ngắn hạn, nhưng đang có những tín hiệu tích cực trong dài hạn.
Để tìm hiểu rõ hơn về xu hướng và các tín hiệu về vấn đề này, PV có buổi trao đổi với Luật sư Hà Huy Phong – Giám đốc Công ty Luật TNHH Inteco, Đoàn Luật sư Tp. Hà Nội.
Nội dung chính
- 1 Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bị ảnh hưởng nặng
- 2 Tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Mỹ và Nhật Bản có động thái rút khỏi Trung Quốc
- 3 Trước tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam như vậy, Việt nam cần làm gì để tận dụng được cơ hội
- 4 Lời khuyên của Luật sư giành cho nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bị ảnh hưởng nặng
PV: Thưa ông, đại dịch Covid19 đã ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế Việt nam và nền kinh tế của nhiều Quốc Gia khác. Ông đánh giá về việc này như thế nào?
Ls. Hà Huy Phong: Theo dõi tình hình đầu tư và kinh doanh của nhiều nhà đầu tư nước ngoài tại Việt nam trong những năm qua, tôi nhận thấy thời điểm hiện tại có thể coi là điểm đáy trong đồ thị các dự án đầu tư mới mà nhà đầu tư nước ngoài đăng ký tại Việt nam. Một mặt vì lí do đi lại, mặt khác là do bản thân nhà đầu tư nước ngoài chịu nhiều ảnh hưởng và khó khăn tại chính quốc. Đại dịch Covid19 đã gây ảnh hưởng nặng tới hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Tuy nhiên, những khó khăn như vậy chỉ có tính nhất thời và tôi tin là sẽ thay đổi trong thời gian sắp tới.
Mặc dù nhiều nhà đầu tư nước ngoài không thể vào Việt Nam trong giai đoạn hiện tại, nhưng cá nhân tôi đang nhận nhiều đơn đặt hàng để tìm kiếm địa điểm mở nhà máy, tìm kiếm đối tác và nhà cung cấp ….. những chỉ dấu cho thấy là nhà đầu tư nước ngoài vẫn rất quan tâm và có nhiều kế hoạch để tham gia thị trường Việt nam.
Tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Mỹ và Nhật Bản có động thái rút khỏi Trung Quốc
PV: Thưa ông, gần đây Chính phủ Nhật Bản có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản rút khỏi Trung Quốc, hay như Tổng thống Mỹ mời Việt Nam tham gia vào bộ Tứ Kim cương để tái cấu trúc lại chuỗi cung ứng toàn cầu, sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt nam trong thời gian tới.
Ls. Hà Huy Phong: Đó là những tín hiệu lạc quan cho nền kinh tế Việt Nam. Không phải sau đại dịch mà trong giai đoạn chiến tranh Trung – Mỹ, đã có nhiều tập đoàn kinh tế của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tìm hiểu và bày tỏ ý định chuyển sang Việt nam. Sự dịch chuyển như vậy, không chỉ là thay đổi về địa điểm đầu tư mà còn là hoạt động tái cấu trúc lãi chuỗi cung ứng nhằm tránh sự phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc.
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã gửi email đến chúng tôi chia sẻ thông tin, là chỉ những doanh nghiệp nào muốn tiêu thị hàng ở nội địa Trung Quốc thì sẽ ở lại, và những doanh nghiệp nào có kế hoạch sản xuất để xuất khẩu thị địa điểm hợp lý là Việt Nam hoặc Indonesia. Xu hướng dịch chuyển như vậy trở nên rõ nét và đẩy nhanh hơn khi xảy ra dịch Covid19.
Trong chuỗi cung ứng toàn cầu, không chỉ có các tập đoàn và doanh nghiệp lớn mà có cả một hệ sinh thái và mạng lưới doanh nghiệp vệ tinh đi theo. Mỗi doanh nghiệp lớn vào Việt Nam sẽ kéo theo hàng nghìn doanh nghiệp nhỏ khác đi theo và Việt nam sẽ tiếp đón những nhà đầu tư mới như vậy trong thời gian ngắn sắp tới.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam cũng sẽ có nhiều cơ hội để phát triển và tìm được thị trường rộng lớn ngay trên chính đất nước mình.
Trước tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam như vậy, Việt nam cần làm gì để tận dụng được cơ hội
PV: Thưa ông, rõ ràng đó là một xu hướng tích cực và lạc quan cho Việt nam, nhưng chưa phải là một tồn tại trên thực tế. ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Ls. Hà Huy Phong: Bạn nói rất đúng. Đó là một xu thế, là cơ hội cho Việt Nam, nhưng chưa phải là một thứ gì đó đã hình thành. Cơ hội tốt sẽ chuyển thành hiện trạng tốt nếu Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Việt nam tận dụng được.
Thực tế là năng lực tiếp nhận của nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều điểm cần khắc phục, không chỉ về cơ sở hạng tầng cứng như hệ thống đường sá, cảng biển, kho bãi và hạ tầng mềm như thể chế, hệ thống pháp luật, cải cách hành chính, mà còn là chất lượng của nguồn nhân lực, sự sẵn sàng của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, thị trường vốn và các thiết chế tài chính khác.
Nói tóm lại, Việt Nam còn có nhiều việc cần phải giải quyết ngay và hiệu quả để có thể đón nhận được cơ hội lớn này.
Lời khuyên của Luật sư giành cho nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
PV: Là một Luật sư đã tư vấn và hỗ trợ nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, ông có lời khuyên gì?
Ls. Hà Huy Phong: Pháp luật có tính lãnh thổ, hay quyền tài phán được xác lập cho lãnh thổ riêng của từng Quốc Gia và nhà đầu tư đến Việt nam thì nên chuẩn bị một cách đầy đủ trên nền nhận thức chính xác và đầy đủ về quy định của pháp luật Việt nam.
Pháp luật Việt Nam có những đặc thù riêng và thực tế thực thi pháp luật Việt Nam càng có nhiều nét riêng, khác biệt với các nước phát triển khác.
Do đó, nhà đầu tư nước ngoài nên tìm kiếm sự hỗ trợ của Luật sư kinh tế chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn đầu tư nước ngoài để hỗ trợ.
PV: Xin cám ơn Ông!
Giới thiệu: Công ty Luật TNHH Inteco là một trong số những Công ty Luật tại Hà Nội được nhiều nhà đầu tư nước ngoài tín nhiệm và lựa chọn khi đầu tư vào Việt Nam. Các dịch vụ tư vấn pháp luật của Công ty là công cụ hiệu quả để nhà đầu tư an tâm làm ăn, kinh doanh tại Việt nam.