Chuyển nhượng dự án đầu tư

Chuyển nhượng dự án đầu tư là quyền tự do của nhà đầu tư và doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần tránh nhầm lẫn hoạt động chuyển nhượng này như là một hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Để có thể chuyển nhượng, DA cần đáp ứng một số điều kiện nhất định theo quy định của Luật Đầu tư 2020 và các quy định tại văn bản pháp luật chuyên ngành khác.


Dịch vụ tư vấn chuyển nhượng dự án đầu tư

Tại Công ty Luật Inteco, các Luật sư của chúng tôi sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong các nội dung như sau:

  • Tư vấn quy định pháp luật về điều kiện, trình tự, thủ tục chuyển nhượng;
  • Thẩm định pháp lý (Due dilligence) theo yêu cầu của bên mua hoặc bên bán;
  • Soạn thảo văn bản liên quan đến chuyển nhượng: biên bản ghi nhớ, hợp đồng nguyên tắc, hợp đồng chuyển nhượng, biên bản kiểm đếm, biên bản bàn giao …;
  • Tham gia quá trình đàm phán hợp đồng chuyển nhượng;
  • Soạn thảo hồ sơ chuyển nhượng;
  • Thực hiện thủ tục hành chính để đăng ký việc chuyển nhượng tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  • Các nội dung khác.

Nhà đầu tư có thể tham khảo thêm thông tin về các Luật sư sẽ hỗ trợ và cung cấp dịch vụ, hoặc liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0986183786


Điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư

Theo quy định tại Điều 46, Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng DAĐT cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

Dự án đầu tư hoặc phần DAĐT được CN không bị chấm dứt hoạt động theo quy định của Luật Đầu tư 2020.

Nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng phải đáp ứng điều kiện quy định.

Điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai trong trường hợp chuyển nhượng DADT gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Doanh nghiệp có dự án đầu tư gắn liền với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất vui lòng liên hệ trực tiếp với các Luật sư tư vấn của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể hơn.

Điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp CN DAĐT xây dựng nhà ở, DA bất động sản. Doanh nghiệp nên tham khảo kỹ các quy định của Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở và hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành để nắm chắc các quy định pháp luật trước khi thực hiện giao dịch CNDAĐT thuộc loại này.

Điều kiện quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có);

Khi chuyển nhượng, ngoài việc thực hiện theo quy định tại Điều này, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trước khi thực hiện việc điều chỉnh DAĐT.


Quy định chung về thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư

Đối với dự án đầu tư mà nhà đầu tư được chấp thuận theo quy định tại Điều 29 của Luật đầu tư 2020 và dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục theo thủ tục chung về điều chỉnh dự án đầu tư, trong đó nội dung đề nghị điều chỉnh là chủ đầu tư của dự án.

Đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định trên đây, việc chuyển nhượng dự án hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản cho nhà đầu tư tiếp nhận dự án đầu tư sau khi chuyển nhượng thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự, doanh nghiệp, kinh doanh bất động sản và quy định khác của pháp luật có liên quan. Tức là các bên tự do thỏa thuận và lập hợp đồng dân sự về việc chuyển nhượng. Các bên nên tìm kiếm sự hỗ trợ của Luật sư tư vấn có kinh nghiệm để tư vấn và xây dựng cấu trúc giao dịch, dự thảo văn bản và hỗ trợ quá trình đàm phán hợp đồng chuyển nhượng để tránh mọi rủi ro phát sinh trong quá trình giao dịch.


Thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư cụ thể

Bước thứ nhất: Bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng lập văn bản thỏa thuận về việc chuyển nhượng (Soạn thảo hợp đồng nguyên tắc, soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng, khảo sát và ghi nhận hiện trạng ….).

Bước thứ hai: Hai bên thực hiện các thủ tục nội bộ về việc chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng (họp và ra nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông/ Hội đồng thành viên …).

Bước thứ ba: Nộp hồ sơ chuyển nhượng dự án đầu tư

Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án nộp 04 (bốn) bộ hồ sơ (01 bản chính + 03 bản sao) cho Cơ quan đăng ký đầu tư. Nhà đầu tư có thể tự mình nộp hồ sơ hoặc ủy quyền cho người khác đi nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết hành chính.

Hồ sơ chuyển nhượng dự án bao gồm các tài liệu sau:

  • Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
  • Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm chuyển nhượng dự án đầu tư;
  • Hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương đối với nhà đầu tư là tổ chức của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng;
  • Báo cáo tài chính (kiểm toán) năm gần nhất của doanh nghiệp dự án;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư (nếu có).
  • Bản sao một trong các tài liệu sau của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng Hợp đồng BCC đối với DAĐT theo hình thức hợp đồng BCC; báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

Bước thứ tư: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ

Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ, cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ cho Nhà đầu tư; nếu thành phần hồ sơ chưa đầy đủ thì chuyên viên tiếp nhận/hướng dẫn giải thích để nhà đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Bước thứ năm: Thẩm định và phê duyệt hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để lấy ý kiến thẩm định về điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư;

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan đăng ký đầu tư, các cơ quan được gửi hồ sơ xin ý kiến có ý kiến về điều kiện chuyển nhượng thuộc phạm vi quản lý của mình;

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo về việc đáp ứng điều kiện CNDA;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Cơ quan đăng ký đầu tư, Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư;

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư.

Bước thứ sáu: Nhận kết quả giải quyết

Nhà đầu tư căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy tiếp nhận hồ sơ đến nhận kết quả giải quyết tại Cơ quan đăng ký đầu tư đã nộp hồ sơ.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Văn bản điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân đối thành phố/huyện với dự án đầu tư không cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Mặc dù quy định pháp luật tương đối rõ ràng về trình tự, thủ tục, nhưng trên thực tế thường phát sinh một số nội dung ngoài lề (như chuyên viên yêu cầu cung cấp thêm tài liệu, yêu cầu giải trình bổ sung ….), nên thời gian và thủ tục xử lý có thể khác với những nội dung mà chúng tôi nêu trên. Trong trường hợp đó, nếu doanh nghiệp có yêu cầu, các Luật sư tư vấn của chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn để việc chuyển nhượng dự án đầu tư được thực hiện một cách thuận lợi.


Rate this post