Đại học Luật Hà Nội là một trong những cơ sở đào tạo về luật lớn nhất cả nước. Bên cạnh đại học Luật Hà Nội, còn có nhiều cơ sở khác tại Hà Nội, như khoa Luật Đại học Luật Quốc Gia (Hà Nội), Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Luật Huế.
Cử nhân tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội và các cơ sở đào tạo luật khác, có nhiều cơ hội để tìm kiếm việc làm. Các công việc có thể liệt kê như:
- Luật sư;
- Thư ký, thẩm phám tại Tòa án;
- Kiểm sát viên;
- Công chứng viên;
- Thừa phát lại;
- Nhân viên pháp chế tại doanh nghiệp;
- Giảng viên môn luật tại các trường Trung cấp, cao đẳng, đại học; hoặc giáo viên môn giáo dục công dân trong các trường trung học;
- Chuyên viên hành chính, nhân sự tại doanh nghiệp;
- Chuyên viên phòng tổ chức cán bộ tại các cơ quan, doanh nghiệp;
- Và nhiều công việc khác tại cơ cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; tổ chức nghề nghiệp khác.
Điểm lợi thế của cử nhân tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội và cơ sở đào tạo luật khác là có thể lựa chọn rất nhiều ngành nghề, công việc khác nhau mà vẫn phù hợp. Có thể nói, là cử nhân luật sau khi tốt nghiệp từ các trường đại học như Đại học Luật Hà Nội và cơ sở khác, có thể tham gia làm việc vào bất kỳ cơ quan nào, với các vị công việc thiên về khoa học xã hội, kinh tế.
Tại địa bàn Hà Nội, có rất nhiều cựu sinh viên của Đại học Luật Hà Nội đã thành danh, trở thành những Luật sư nổi tiếng, những doanh nhân và chính trị gia, như Luật sư Trịnh Văn Quyết, Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Luật sư Nguyễn Văn Chiến ….
Tương tự như vậy, tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều cựu sinh viên của Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh đã thành danh và trường thành, đặc biệt là ở vị trí Luật sư.
Những người theo nghề Luật sư, sau khi tốt nghiệp trường đại học, cần tham gia học và lấy chứng chỉ hoàn thành khóa học tại Học viên Tư pháp 12 tháng, bước vào kỳ tập sự Luật sư 18 tháng và vượt qua kỳ thi hết tập sự Luật sư do Bộ Tư pháp tổ chức, mới có thể gia nhập một đoàn Luật sư để nhận thẻ Luật sư.
Như vậy, để có thể trở thành một Luật sư, với cá nhân tôi, sau khi tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội, nhanh nhất cũng mất gần 07 năm để có thể có được tấm thẻ Luật sư. Một thời gian không ngắn tính từ thời điểm tốt nghiệp cấp 3.
Có nhiều sinh viên tốt nghiệp từ các trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh …. Nhưng không chọn nghề Luật sư, mà làm việc tại doanh nghiệp, kinh doanh tự do, làm việc tại cơ quan Nhà nước thuộc khối cơ quan Tư pháp hoặc thuộc khối cơ quan sự nghiệp khác.
Với nghề Luật sư, bạn có thể lựa chọn làm Luật sư tư vấn đặc biệt là chuyên ngành Luật sư kinh tế, hoặc Luật sư tranh tụng.
Tuy nhiên, để có thể trường thành trong nghề Luật sư, bạn nên dành thời gian tối thiểu 5-7 năm đi học việc và làm việc cho một hãng luật để có thể học hỏi kinh nghiệm, tiến tới trở thành một Luật sư độc lập.
Có rất nhiều kỹ năng mà bạn cần học để bạn có thể trường thành và hành nghề độc lập trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, chẳng hạn kỹ năng soạn thảo hợp đồng, đàm phán hợp đồng hay tranh tụng trước tòa …..
Thời gian để có thể trở thành một Luật sư độc lập phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về năng lực, tư duy, mối quan hệ xã hội của Luật sư.
Sau khi trở thành một Luật sư độc lập, bạn có thể hành nghề tại chính nơi bạn đang làm việc, trở thành partner trong một hãng luật khác hoặc tách ra ngoài thành lập Công ty luật riêng.
Thị trường rất rộng mở, cơ hội rất nhiều, nhưng cũng có nhiều cạnh tranh và thử thách, nên nếu non kém kinh nghiệm và nhận thức thì bạn cũng khó để có thể trường thành với nghề.
Như vậy, tôi đã chia sẻ với các bạn những vấn đề cơ bản nhất về con đường lập nghiệp cho những ai dự tính vào nghề Luật.
Có nhiều bạn dự tính vào Đại học Luật Hà Nội, nên tôi có phần đề cập đến ngôi trường này nhiều hơn. Điều có không có nghĩa là những điều trên chỉ đúng cho mỗi sinh viên HLU đâu bạn nhé, mà cơ sở đào tạo luật nào cũng chung một con đường như vậy thôi.
Chúc bạn thành công.